- Máy tính trạm HP Z2 Tower G5 Workstation
- CPU: Intel Core i7 10700 2.9GHz -16M 2666MHz
- Ram: 8GB DDR4 - UDIMM 3200Mhz
- Ổ cứng HDD: 1Tb Sata 7200 rpm
- Kết nối LAN: Integrated Intel I219-LM PCIe GbE
- Cổng kết nối: Expansion slots: 1 PCIe 3 x4 (x16 connector); 2 PCIe 3 x1 (x1 connector); 1 PCIe 3 x16 (x16 connector); 1 M.2 2230 PCIe 3 x1; 2 M.2 2280 PCIe 3 x4 USB Business Slim Wired Keyboard •
- OS: Linux-ready
- Bảo hành 12 tháng
Máy tính trạm HP Z2 Tower G5 Workstation i7 10700
2553
Giá: 17,990,000₫ (Giá bao gồm VAT)
Giá trước đây 24,990,000₫ Tiết kiệm 29%
Điện thoại/Zalo:
Email đặt hàng:
Địa chỉ:
622/16/5 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Binh, TP. Hồ Chí Minh
Địa chỉ:
228 Chi Lăng, Phường Gia Hội, Thành Phố Huế
Số lượng:
Thông tin kỹ thuật
Thông tin chi tiết
Khám phá phần cứng và khả năng nâng cấp của máy trạm HP Z2 Tower G5
Các bạn tham khảo phần test máy qua trang tinhte.vn, cám ơnDòng Z2 Tower G5 khá nhỏ gọn với kích thước 356 x 169 x 385 mm, nhỏ hơn đáng kể so với những chiếc thùng mid-tower thông thường. Vì vậy, ưu điểm của Z2 Tower G5 là tiết kiệm không gian trong văn phòng. Thùng được làm bằng thép, đạt tiêu chuẩn về độ bền và độ ổn định, HP nói là "bao bền sau 360 ngàn giờ h.
Z2 Tower G5 có thiết kế mới, đơn giản và gọn hơn so với Z2 Tower G4, vẫn đậm phong cách chuyên nghiệp. Mặt trước của chiếc thùng có 4 cổng USB-A gồm 2 cổng USB 3.0 (3.2 Gen1 5 Gbps) và 2 cổng USB 3.2 Gen2 10 Gbps, jack âm thanh và có 2 khe chờ cho cổng USB-C và khe đọc thẻ SD (tùy chọn). Phần khung chữ nhật bên trái là khay 5.25", có thể gắn ổ quang dạng mỏng hoặc ổ quang kiểu cũ. Phía dưới là một loạt các lỗ nhỏ để lấy gió.
Còn đây là mặt sau với nhiều cổng kết nối khác như thêm 2 cổng âm thanh, 3 cổng trình xuất gồm 2 x DisplayPort và 1 HDMI, 6 cổng USB-A gồm 2 cổng USB 2.0 phía trên, hàng 4 cổng phía dưới là USB 3.2 Gen2 10 Gbps và USB 3.2 Gen1 5 Gbps, RJ-45 cho LAN và một quạt tản nhiệt cỡ 80 mm.
Máy được thiết kế tooless tức chúng ta có thể dễ dàng mở, nâng cấp phần cứng mà không cần dùng đến các công cụ như tua vít. Chẳng hạn như để mở mặt hông thì chỉ cần gạt chốt màu đen lên và kéo nắp hông ra.
Trên nắp hông có một sơ đồ các thành phần trên bo mạch chủ. Trong tình huống muốn nâng cấp nhanh, bảo trì hay thay thế linh kiện thì sơ đồ này sẽ rất cần thiết với anh em. Quét mã QR ở góc thì anh em sẽ đến trang hỗ trợ có các tài liệu về linh kiện tương thích, hướng dẫn tháo lắp.
Chúng ta có thể dễ dàng truy xuất ngay vào các phần cứng như khe RAM hay ổ cứng. Anh em có thể thấy rằng HP đã thiết kế bo mạch với form riêng, nó dài gần bằng với chiều dài của máy, nếu đặt dọc lên thì có lẽ tương đương với một chiếc bo ATX. Chiếc bo còn được cắt và khoét tại nhiều vị trí tương ứng với khung thép bên trong.
Đây là chipset Intel®️️️️️ W480 với heatsink nhỏ, khá đẹp mắt. W480 là nền tảng chipset rất đa năng khi nó hỗ trợ toàn bộ các vi xử lý từ 10th Gen Intel®️️️️️ Core™️ i3 – Intel®️️️️️ Core™️ i9 processor và đặc biệt là dòng Intel®️️️️️ Xeon®️️️️️ W-1200 series - dòng thay thế cho E2200. Như trên chiếc Z2 Tower G5 này thì nó đang được trang bị con Intel®️️️️️ Xeon®️️️️️ W-1250P Processor, tùy chọn Xeon®️️️️️ W mà HP cung cấp lên tối đa là Intel®️️️️️ Xeon®️️️️️ W-1290P Processor 10 nhân 20 luồng.
Đây là hệ thống tản nhiệt khí cho CPU Intel®️️️️️ Xeon®️️️️️ W-1250P Processor. Hệ thống tản nhiệt này sẽ to hay nhỏ tùy thuộc vào tùy chọn vi xử lý mà anh em chọn trên dòng Z2 Tower G5. Một heatsink dày, 3 ống đồng cùng một quạt 90 mm đặt trực tiếp trên heatsink và 1 quạt hút cùng cỡ phía sau thì nó đủ để giải phóng nhiệt lượng và duy trì hiệu năng thiết kế của một con CPU 125 W như Intel®️️️️️ Xeon®️️️️️ W-1250P Processor. Những chiếc tản nhiệt khí trên máy trạm rất chất lượng, hiệu năng tản nhiệt đã được tính toán sẵn và thiết kế riêng với ống đồng hiệu năng cao, chất liệu làm heatsink, số lượng lá (fin) và cả quạt cũng là loại có áp suất tĩnh và lượng gió lớn dù kích thước không lớn. Mình không mở ra xem vị trí
Socket LGA 1200 cho phép chúng ta nâng cấp, thay đổi CPU tùy ý. Kiểm tra trên trang hỗ trợ của HP thì với dòng Intel®️️️️️ Core™️ thế hệ 10 processors, chúng ta có thể gắn tối đa Intel®️️️️️ Core™️ i9-10900K processor 10 nhân 20 luồng, xung tối đa 5,3 GHz. Với dòng Xeon®️️️️️ W tối đa là Intel®️️️️️ Xeon®️️️️️ W-1290P Processor - biến thể hiệu năng cao của 1290 với 10 nhân 20 luồng, xung tối đa 5,3 GHz. Về cơ bản thì nền tảng Intel®️️️️️ W480 và socket LGA 1200 cũng hỗ trợ các vi xử lý thế hệ 11 (Rocket Lake), mình nghĩ với một bản cập nhật BIOS thì chiếc Z2 Tower G5 hoàn toàn có thể chạy được các vi xử lý mới nhất này.
4 khe RAM theo bố cục hơi khác so với bố cục trên bo mạch thông thường, từ trong ra ngoài sẽ là DIMM 4 đến DIMM 1. 4 khe này có thể gắn tối đa 128 GB, loại RAM hỗ trợ là DDR4-3200, RAM ECC hoặc non ECC, tốc độ truyền tải sẽ tùy thuộc vào CPU, chẳng hạn như với Intel®️️️️️ Xeon®️️️️️ W-1250P Processor thì nó chỉ chạy ở 2666 MT/s, với dòng Intel®️️️️️ Core™️ i9-10900K processor thì tốc độ sẽ đạt 2933 MT/s.
Intel®️️️️️ W480 cùng vi xử lý Comet Lake có thể cho tối đa 40 lane PCIe 3.0 với tối đa 16 lane cấp từ CPU và 24 lane chipset. Số lượng PCIe lane dồi dào khiến những chiếc máy Workstation như Z2 Tower G5 cho khả năng kết nối phong phú. Có 4 khe PCIe gồm 2 khe PCIe x16 và 2 khe PCIe x4 để gắn thêm các thành phần như card đồ họa, card mở rộng cổng kết nối, LAN tốc độ cao, adapter chuyển ... Khe PCIe x16 trong đó khe trên cùng sẽ dành cho card đồ họa. HP liệt kê danh sách các card đồ họa hỗ trợ rất đa dạng gồm:
- NVIDIA®️️️️️ Quadro P400/P620/P1000/P2200/RTX 4000/RTX 5000/RTX 6000;
- AMD Radeon™️ Pro WX 3200/W5500/W5700
Trong tình huống sử dụng các loại card đồ họa hiệu năng cao hơn thì HP bố trí 2 đầu 8-pin ATX dành cho card. Những chiếc card đồ họa chuyên nghiệp có TGP thấp hơn đáng kể so với những biến thể dòng GeForce. Chẳng hạn như Quadro RTX 4000 có TGP tối đa 160 W trong khi RTX 2080 Super với cùng GPU TU104 (Turing) có TGP đến 250 W.
Thông thường thì để bắt card hay thiết bị PCIe vào thì chúng ta vẫn cần ốc để gắn cố định bracket phía sau của card vào thùng máy. HP đã thiết kế một cơ chế bản lề rất chắc chắc mà không cần dùng đến ốc vít. Gắn card vào, đóng bản lề lại là nó sẽ giữ chắc card trên thùng máy.
Phần còn lại có thể thấy là nguồn khá nhỏ đặt dưới và lơ lửng thay vì nằm sát với đáy máy (hình trên là mình lật ngược lại vì cái tem thông số dán ngược). Phần đáy không có khoét lỗ để lấy gió cho nguồn nên nó phải được treo cao hơn như vậy. Chiếc nguồn vẫn có quạt, cỡ nhỏ nhưng lượng gió lớn, thổi hơi nóng trực tiếp ra ngoài. Nguồn trên máy trạm cũng là một thành phần được làm cực kỳ tốt, chiếc nguồn này có công suất thực 500 W, đạt chuẩn 80 Plus Gold. Dòng Z2 Tower G5 có 3 tùy chọn nguồn, bên cạnh 500 W còn có 350 W và 700 W, tùy theo cấu hình thì công suất nguồn sẽ được chọn tương ứng.
Hệ thống lưu trữ trên Z2 Tower G5 cũng rất phong phú dù có kích thước khá nhỏ gọn. Phía trước chúng ta có 2 khay gắn ổ 3,5" với khung nhựa có sẵn. Đáng tiếc là chiếc khay này không được thiết kế để gắn ổ 2,5" nên trong tình huống chúng ta muốn gắn ổ nhỏ hơn thì buộc phải chế lại (dán băng keo vào khay chẳng hạn).
2 đầu SATA cấp điện cho ổ cứng được đi sẵn tại vị trí 2 khay.
Khay 5,25" có thể tháo rời được, trên khay này chúng ta có thể gắn ổ 2,5" ở mặt ngoài, bên trong là không gian dành cho ổ đĩa quang, hỗ trợ các loại ổ mỏng và dày 5,25" kiểu cũ. Dù vậy nếu muốn gắn thêm 1 ổ 3,5" thì vẫn có thể gắn vừa được.
Có sẵn một dây gồm 1 đầu molex và 1 đầu SATA đến vị trí khay 5,25" này.
Trên bo mạch chủ mình tìm thấy tổng cộng 4 cổng SATA, 2 cổng nằm tại cạnh dưới bo, 2 cổng nằm gần vị trí khay 5,25".
Ngoài ra chúng ta cũng có thể gắn thêm ổ SSD cho Z2 Tower G5. Chiếc máy đã được gắn sẵn một ổ SSD PCIe 3.0 x4 NVMe với heatsink cũng rất đẹp mắt. Bên cạnh là khe M.2 dành cho card Wi-Fi, có thể gắn các loại card Wi-Fi như Intel Wi-Fi AX201 (2x2).
Đây là khe M.2 thứ 2 trên máy, cả 2 khe M.2 đều hỗ trợ SSD M.2 2280 chuẩn SATA hoặc PCIe 3.0 x4. Tổng dung lượng có thể gắn tối đa là 2 TB.
Ở đây mình còn phát hiện ra một header 4-pin gắn thêm quạt (CHFAN). Như vậy trong tình huống muốn gắn thêm quạt cho tản nhiệt hoặc quạt case thì chúng ta có thể gắn được, vấn đề là nếu lắp quạt case thì sẽ lắp ở đâu?
Mình thử mở panel trước ra xem có đủ không gian để gắn không.
Tấm nhựa của panel trước, anh em có thể thấy các lỗ nhỏ để lấy gió vào thùng. Tuy nhiên, mình không tìm thấy lỗ để bắt ốc quạt vào mặt trước thùng. Mình nghĩ nếu muốn vẫn có thể bắt được 1 quạt cỡ 120 mm loại mỏng bởi giữa khay chứ 2 ổ 3,5" và mặt trước khung máy có một khoảng trống vừa đủ cho loại quạt này, thường là 12 - 15 mm.
Tại mặt trước này ngoài các cổng kết nối của I/O panel trước thì còn có một cái loa nhỏ, chức năng là để báo code chẩn đoán lỗi theo tiếng beep.
Sản phẩm được phân phối chính hãng
Bình luận
Sản phẩm cùng loại